Như vậy, kể từ ngày 01/07/2013 các bạn chú ý số điểm sau:
1. Nội dung trên hóa đơn đã lập phải có đầy đủ các nội dung:
- Tên loại hoá đơn;
- Ký hiệu mẫu số hoá đơn và ký hiệu hoá đơn;
- Tên liên hóa đơn (Liên hóa đơn là các tờ trong cùng một số hóa đơn. Mỗi số hoá đơn phải có từ 02 liên trở lên và tối đa không quá 09 liên);
- Số thứ tự hoá đơn;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
- Tên hàng hóa, dịch vụ;
- Dơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hoá, dịch vụ;
- Thành tiền ghi bằng số và bằng chữ; người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hoá đơn;
- Tên tổ chức nhận in hoá đơn, tổ chức cung ứng phần mềm tự in hoá đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hoá đơn điện tử; hóa đơn được thể hiện bằng tiếng Việt.
-Trường hợp cần ghi thêm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng tiếng Việt và có cỡ nhỏ hơn chữ tiếng Việt…
2. Trường hợp hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung bắt buộc như:
- Tổ chức kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ có thể tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn không nhất thiết phải có chữ ký người mua, dấu của người bán trong trường hợp sau: hóa đơn điện; hóa đơn nước; hóa đơn dịch vụ viễn thông; hoá đơn dịch vụ ngân hàng đáp ứng đủ điều kiện tự in …
3. Các đối tượng được tạo hóa đơn tự in:
- Cụ thể, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp được tạo hóa đơn tự in kể từ khi có mã số thuế gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 01 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn.
4.Tổ chức kinh doanh đang hoạt động không thuộc các trường hợp nêu trên được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng, cung ứng dịch vụ nếu đáp ứng các điều kiện:
- Đã được cấp mã số thuế;
- Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ;
- Có hệ thống thiết bị (máy tính, máy in, máy tính tiền) bảo đảo cho việc in và lập hóa đơn;
- Là đơn vị kế toán và có phần mềm tự in hóa đơn đảm bảo định kỳ hàng tháng dữ liệu từ phần mềm tự in hóa đơn phải được chuyển vào sổ kế toán;
- Không bị xử phạt vi phạm về thuế hoặc đã bị xử phạt và chấp hành xử phạt mà tổng số tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế dưới 50 triệu đồng trong vòng 365 ngày tính liên tục từ ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in lần đầu trở về trước.
5. Bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.
6. Tổ chức, hộ, cá nhân thông báo với cơ quan thuế hoá đơn không tiếp tục sử dụng trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, hộ, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế) phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng;
- Tổ chức, hộ, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng;
- Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh mua hóa đơn của cơ quan thuế không tiếp tục sử dụng thì tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn phải tiến hành hủy hóa đơn; hoá đơn mất, cháy, hỏng.
Thông tư 64 có hiệu lực sẽ bãi bỏ các thông tư sau:
- Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010,
- Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010.